Huế Video

Checkin Cầu Ngói Thanh Toàn, ‘vẻ đẹp 250 năm tuổi’ của xứ Huế

Người ta vẫn thường nói Huế như một cố nhân, bởi lẽ Huế luôn mang vẻ đẹp cổ xưa. Sông Hương, núi Ngự, nền văn hóa màu sắc cung đình, hay di tích lịch sử từ hàng nghìn năm. Phải kể đến cây cầu tựa như một chứng nhân lịch sử với 250 năm tuổi – cầu ngói Thanh Toàn. Cùng chúng mình đến Huế tìm hiểu về cây cầu có tuổi đời lâu năm này nhé!

1. Tọa độ cây cầu ngói cổ

  • Địa chỉ: Chợ cầu ngói Thanh Toàn, Lang Xá Bàu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Google Maps: Nhấn để nhận chỉ đường

Cách trung tâm thành phố không xa, tại làng Thanh Thủy nổi bật với cây cầu mái vòm, có nét “xưa cũ”. Nhưng đâu phải ai cũng biết rằng cây cầu này đã hơn 250 năm tuổi với nhiều hoài niệm xưa. Đây chính là cầu ngói Thanh Toàn – cây cầu gỗ cổ xưa, di tích lịch sử giá trị nhất Việt Nam.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: @dadabu94

2. Cách di chuyển tới cầu Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km, bạn sẽ mất khoảng 20 phút điều khiển xe để tới di tích lịch sử này.

Lấy Kinh thành Huế làm điểm mốc xuất phát. Từ đây, bạn di chuyển xe theo con đường Tố Hữu. Cuối đường rẽ tay phải vào đường Hoàng Quốc Việt nối dài. Tiếp tục đi xe đến điểm giao như Google Maps chỉ dẫn, rẽ trái là đến hướng chợ cầu Ngói.

*Lưu ý: Đường đi dễ, nhưng có phần hẹp nên xe máy sẽ là phương tiện tiện lợi nhất cho chuyến khám phá cầu ngói cổ.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: chúng mình

3. Nguồn gốc lịch sử của cây cầu 

Lịch sử lưu truyền rằng bà Trần Thị Đạo – vợ của một vị quan lớn dưới thời vua Lê Hiển Tông. Bà đã có công cầu cúng, dùng của cải của mình có được để giúp đỡ, hỗ trợ dân làng. Chính vì thế dân làng rất tôn sùng, yêu quý bà.

Vào năm 1776, cũng chính là năm cây cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng. Một người cháu thuộc đời thứ 6 dòng họ bà Trần Thị Đạo dùng tiền của mình giúp dân làng xây cầu đi lại. Vua Lê Hiển Tông cũng để nhớ công ơn của bà đã miên thuế sưu cho dân làng.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: Sưu tầm

4. Review cầu ngói Thanh Toàn ở Huế 

Có gì ở cây cầu cổ hơn 200 tuổi mà thu hút nhiều du khách tới thăm vậy? Quả không ngoa khi nhận định rằng cây cầu có kiến trúc cổ xưa như Thanh Toàn không còn tồn tại nhiều ở Việt Nam đâu. Nhân dịp này, cùng chúng mình khám phá vẻ đẹp của cây cầu này nhé!

 Vẻ đẹp kiến trúc Việt Nam cổ đại 

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo phong cách kiến trúc Việt Nam thời cổ đại. Người ta vẫn thường gọi lối thiết kế này là “thượng gia hạ kiều” (trên giống như nhà, nhưng bên dưới là cầu). Lối kiến trúc này Bộ Văn Hóa đánh giá cao về giá trị nghệ thuật mà cây cầu mang lại. Đồng thời, cây cầu cũng được xác nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: @mykaht

Tổng chiều dài của cầu là 18.75m, cùng với chiều rộng là 5.82m. Nhìn từ xa cây cầu giống như một ngôi nhà cổ nhỏ xinh, có mái vòng cong trạm khắc tinh tế. Dưới cầu là 3 hàng trụ bằng gỗ đỡ lấy thân, cùng với các bộ phận khác nối liền nhau. Người ta chia cầu thành 7 gian với hai bên thân là bục gỗ và lan can để bám hoặc tựa khi cần ngồi nghỉ. Điểm nhấn đặc biệt nhất của cây cầu này phải nói đến phần mái che. Phần mái che mưa, che nắng cho người đi qua được lợp ngói lưu ly – một trong những loại ngói phổ biến, độc đáo thời bấy giờ. Trên mái là biểu tượng của tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng oai hùng.

Khi cây cầu được xây dựng những năm đầu tiên, trải qua 2 thế kỷ thăng trầm, gió lũ, chiến tranh đã tàn phá cầu. Nhưng, dân làng đều cùng nhau sửa và tái tạo lại cây cầu sau mỗi lần hỏng hóc. Qua nhiều lần tu sửa, tuy nhiên kích thước của cầu ngói cổ có phần hẹp đi và có 7 hệ thống thông, thoát nước.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: @vinhhugo

Vẻ đẹp độc đáo khác của cầu ngói cổ

Miêu tả cây cầu ngói Thanh Toàn tựa như một ngôi nhà cổ quả không sai. Cầu có thiết kế 7 gian, cũng như chính 7 căn phòng của một ngôi nhà. Gian trung tâm là nơi để bàn thờ cúng, đây chính là nơi tỏ lòng, nhớ ơn với những người có công dựng xây cây cầu. Hai bên được chia làm 3 gian, trưng bày những bục cao tựa như bàn ghế trong nhà. Đúng với lối kiến trúc “thương gia hạ kiều”. Nhà là nơi để trở về sau những lúc mệt mỏi, nhà che mưa, che nắng, che gió bão bùng. Vậy cây cầu Thanh Toàn cũng đâu khác gì ngôi nhà che chắn cho những lữ khách đâu.

Hoạt động, sự kiện của dân làng thường được tổ chức tại khu đất rộng ở hai bên đầu cầu. Hội làng, họp chợ, buôn bán đông vui đều diễn ra tại đây. Được biết, cứ vào 15/08 âm lịch hằng năm là ngày giỗ của bà Trần Thị Đạo. Vào ngày này, người dân để tưởng nhớ công ơn sẽ rước bà từ đình ra cầu ngói Thanh Toàn làm lễ. Sau khi kết thúc lễ rước, người dân sẽ cùng tụ tập lại vui chơi những trò chơi dân gian.

ăn chơi Huế, du lịch tự túc, phượt Huế

Ảnh: Sưu tầm

5. Địa điểm du lịch Huế gần cầu ngói Thanh Toàn

STT Tên địa điểm Khoảng cách
1 Vườn lan cầu ngói 750 m
2 Cầu Chùa 1.2 Km
3 Vườn hoa Thanh Vân 1.6 Km
4 Nhà thờ Phủ Cam 7.3 Km

Bên cạnh sông Hương thơ mộng, lăng tẩm cổ kính, cầu ngói Thanh Toàn là địa điểm dừng chân thú vị cho những ai đam mê lịch sử Huế. Bất cứ ai đến Huế cũng rung động bởi vẻ đẹp cổ điển, hoài niệm mà lưu luyến. Bạn đã đến Huế chưa? Nếu chưa hãy tham khảo kinh nghiệm du lịch Huế từ chúng mình nhé. Chúc bạn có một chuyến đi đầy thú vị và tràn ngập niềm vui!

Đăng bởi: Quốc Tú Trịnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก