Sapa

Điểm danh 8 lễ hội Sapa độc đáo, hấp dẫn mọi du khách

Đến với Sapa, không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên trong lành, du khách còn có thể khám phá, tìm hiểu và tham gia vào nét sống, nét sinh hoạt độc đáo của người dân nơi đây. Đặc biệt là tham gia vào những lễ hội đầy tinh thần truyền thống. Trong một năm, Sapa có rất nhiều lễ hội lớn, nhỏ khác nhau, mỗi lễ hội lại có một điểm thú vị, độc đáo. Sau đây, hãy cùng Halo khám phá các lễ hội Sapa nhé!

1. Lễ Tết Nhảy

  • Thời gian: mùng một và mùng 2 Tết âm lịch hàng năm

Lễ Tết Nhày được tổ chức vào ngày mùng một và mùng 2 Tết âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội được người Dao ở Tả Van chuẩn bị vô cùng tâm huyết. Trước ngày tết này, nam thanh niên lo ôn luyện các điệu múa nhảy, các nàng thiếu nữ thì lo nhuộm chàm, thêu váy áo mới. Ngày lễ này thường được tổ chức ở nhà các ông trưởng họ và gần đến ngày lễ, mọi người trong họ tụ tập, xúm xít lại nhà ông trưởng họ để cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ.

ăn chơi Sa Pa, Khám phá Sa pa, phượt sapa

Ảnh: Sưu tầm

Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” nơi giữa gian bếp được trang trí những hoa văn, và các câu đối tràn ngập không khí lễ tết. Trong lễ hội này, người dân nơi đây còn tổ chức rất nhiều hoạt động đậm nét truyền thống. Như mở đầu ngày tết, những thanh niên nhảy 14 điệu nhảy dẫn đường để bắc cầu đón tổ tiên về nhà ăn tết. Hay trong ngày tết, người Dao đỏ còn hát những khúc ca ca ngợi về sự tích của dòng họ, hay những công lao của tổ tiên,…

Và kết thúc ngày lễ Tết Nhảy lại là điệu múa cờ. Ngày lễ Tết Nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến đầu giờ Dậu với rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian của người Dao.

2. Lễ hội Xuống Đồng

  • Thời gian: mùng 8 tháng Giêng, âm lịch

Lễ hội xuống đồng là một trong những lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu xuân của đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở xã Bản Hồ, Sapa. Mở đầu phần lễ, người dân sẽ thực hiện tục rước đất, rước nước. Một đoàn người gồm thầy cúng, đội trống, đội khèn và hai đôi nam nữ chưa vợ, chưa trồng khiêng kiệu. Và đoàn người rước này đi từ khi trời hãy còn chưa sáng.

Sau đó, người ta dâng các mâm lễ đến các vị thần linh. Thầy cúng cúng thực hiện nghi lễ cúng bái cùng với tiếng chiêng trống reo vang cả đất trời. Cúng vái thần linh để xua đuổi ma quỉ, xua tan điều xấu và xin thần linh ban phát may mắn cho mùa mang bộ thu.

Sau phần lễ là phần hội. Tại phần hội, người dân nơi đây sẽ biểu diễn các tiết mục văn nghệ độc đáo đậm không khí núi rừng Tây Bắc. Sau những màn biểu diễn văn nghệ là những trò chơi dân gian. Bao gồm rất nhiều những trò chơi như ném còn, kéo co, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy,…

3. Lễ hội Roóng poọc

  • Thời gian: ngày Thìn tháng Giêng âm lịch

Lễ hội Roóng Poọc được tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch của người Giáy ở Tả Van. Người dân ở đây mở lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội này được tổ chức ở một khu ruộng tương đối bằng phẳng ở nơi đầu bản. Ngay giữa lễ hội có dựng một cây mai. Trên đỉnh cây dán vòng tròn hai mặt một bên màu đỏ, một bên màu vàng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

ăn chơi Sa Pa, Khám phá Sa pa, phượt sapa

Ảnh: Sưu tầm

Khi cúng thần linh, thầy mo sẽ dâng lên mâm cỗ với vải, trứng, măng, bạc trắng, là những vật tượng trưng cho sự ấm no. Thêm vào đó, mâm cúng còn đựng 6 quả còn của 6 các cô gái chưa chồng.

Và khi lễ cúng kết thúc, dàn nhạc trống, kèn vang lên để thông báo kết thúc phần lễ và bắt đầu phần hội. Phần hội cũng được tổ chức với nhiều trò chơi sôi động, hấp dẫn. Sau khi kết thúc lễ hội, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn.

4. Lễ hội Nào Sồng

  • Thời gian: ngày Thìn tháng Giêng âm lịch

Lễ hội “Nào Sồng” là lễ hội của cộng đồng người Mông. Buổi lễ này được tổ chức vào ngày Thìn, tháng Giêng để cầu mong cho mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi và nhà nhà no ấm. Vị thần của lễ hội “Nào Sồng” là thần “Thú Tì”, có nghĩa là thần thổ địa. Đồ cúng cho thần thổ địa là đôi gà trống mái (còn sống), lợn (còn sống) và rượu, tất cả được người dân trong bản chuẩn bị vô cùng tươm tất. Xong lễ cúng bái, mọi người giết gà, mổ lợn, sau đó bôi tiết vào gốc cây hay tảng đá và cùng nhau ăn uống tưng bừng, vui vẻ.

Tham khảo một vài địa điểm du lịch khác ở Sapa: 

  • Những địa điểm tắm lá thuốc Sapa nổi tiếng nhất
  • Các loại hoa quả đặc sản Sapa bạn nên mua

5. Lễ hội Nào Cống

  • Thời gian: ngày Thìn tháng 6, âm lịch

Lễ hội Nào Cống được tổ chức vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch hàng năm. Địa điểm tổ chức lễ hội diễn ra tại ngôi miếu tại Tả Van, Sapa và lễ hội này cũng thu hút rất nhều khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá. Lễ hội Nào Cống có 3 phần. Phần 1 là nghi lễ cúng thần để cầu mong thần linh phù hộ người dân ấm no, hạnh phúc, gia súc sinh trưởng tốt và đồng ruộng tốt tươi. Lễ vật dân lên thần linh là trâu đen, lợn đen, gà vịt và người chủ trì buổi lễ là thầy mo.

Phần 2 là phần công bố quy ước của làng. Quy ước này đề cập đến vấn đề trị an trong làng như cách ứng xử giữa người với người, các cách bảo vệ rừng, các luật chăn thả gia súc,…

Và phần 3 là ăn uống. Mọi người ngồi quây quần bên các mâm cỗ, cùng ăn uống và trò chuyện vui vẻ.

ăn chơi Sa Pa, Khám phá Sa pa, phượt sapa

Ảnh: @asnhbufi

6. Tết Cơm Mới

  • Thời gian: sau khi kết thúc vụ mùa vào ngày 10 tháng 10 Âm lịch.

Tết cơm mới là một kiểu lễ tết vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai. Khi đến với Sapa, bạn sẽ được khám phá tục đón tết cơm mới của người Xá Phó. Người dân tộc Xá Phó thực hiện nghi lễ rước “hồn lúa” về nhà vào lúc sáng sớm ngày Tết cơm mới. Người dân tộc nơi đây cho rằng, lễ rước “hồn lúa” phải được làm trong âm thầm, lặng lẽ, kiêng để cho người khác biết.

Người vợ sẽ dậy thật sớm, mặc một bộ quần áo mới và lặng lẽ đi ra nương gặt lúa. Khi gặt lúa, mặt phải quay về hướng Đông, điều này tượng trưng cho ý nghĩa của ánh sáng, của sự sinh sôi, này nở. Và những cụm lúa mới cắt này được mang về, tuốt xuống, giã thành gạo để sáng hôm sau thờ cúng tổ tiên. Đây là một ngày lễ thể hiện sự biết ơn thần linh đã phù hộ cho mùa mang bội thu, hoa màu tươi tốt.

  • Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc A-Z

7. Hội hoa chuối

  • Thời gian: ngày 9 tháng 9 hàng năm

Lễ hội Hoa chuối được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 hàng năm. Đây là một lễ hội của người Xá Phó, Sapa. Lễ hội này là dịp để người dân cầu cho mùa màng tươi tốt, gia súc phát triển, nhà nhà ấm no. Đây là một trong những lễ hội vô cùng thú vị tại Sapa.

Bởi vì vào ngày lễ này, người dân nơi đây sẽ mua các điệu múa truyền thống, người ta cũng dựng các cây chuối rừng có cả hoa và quả ngay tại trung tâm thị địa điểm làm lễ, sau đó bỏ các loại hoa vào thân cây chuối. Tiếp đó, mọi người bắt đầu đi vòng quanh cây chuối và múa những điệu múa để cầu mùa và dâng lên món cơm mới, đặc sản của núi rừng nơi đây.

ăn chơi Sa Pa, Khám phá Sa pa, phượt sapa

Ảnh: Sapa Jade Hill Resort & Spa

8. Hội Gầu Tào

  • Thời gian: từ ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng

Lễ hội Gầu Tào là một trong những lễ hội truyền thống của người H’Mông ở Sapa. Lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm, những việc chuẩn bị lại bắt đầu từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Và lễ hội được tổ chức tại một bãi đất rộng, bằng phẳng trên một quả đồi thấp. Trong lễ hội này, những gia đình hiếm muộn, không có con hay có người ốm đau, bệnh tật,… thì người ta sẽ khấn nguyện ở lễ hội Gầu Tào để cầu mong sự ban ơn từ bề trên. Nếu như sự cầu khấn trở thành hiện thực, người dân nơi đây sẽ làm lễ tạ ơn thần linh.

Lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để các chàng trai, cô gái mặc những bộ quần áo đẹp để gặp gỡ, vui chơi cùng bè bạn. Cũng bởi sự độc đáo và hấp dẫn, lễ hội Gầu Tào cũng là lễ hội thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

ăn chơi Sa Pa, Khám phá Sa pa, phượt sapa

Ảnh: @yenngoc87

Trên đây là 8 lễ hội Sapa truyền thống. Du khách đến với Sapa, đừng quên hòa mình vào những lễ hội độc đáo này. Chắc chắn, tham gia vào những lễ hội này, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa của một vùng đất, một dân tộc, và đặc biệt, chuyến du lịch Sapa của bạn chắc chăn sẽ tràn đầy ý nghĩa.

Đăng bởi: Diệp Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก