Thế Giới Trung Quốc

Kiến trúc Thượng Hải trong ‘30 chưa phải là hết’: Vương Mạn Ni kỳ thực ở một nơi rất không bình thường

Hãy thử soi nhà Vương Mạn Ni để ngắm kiến trúc Thượng Hải hiện lên qua "30 chưa phải là hết". Bạn không thể ngờ cô nàng ở trong căn nhà khủng đến nào đâu.

Gần đây, rất nhiều người theo đuổi bộ phim truyền hình truyền cảm hứng của phụ nữ đương đại: ‘30 chưa phải là hết’. Trong mắt hầu hết mọi người, nó là một bộ phim tình cảm đô thị, nhưng trong mắt của ‘hội mọt’ kiến ​​trúc, bộ phim đơn giản là bức tranh kiến trúc Thượng Hải. Trước hết, hãy soi nhà kỳ thực “rất không bình thường” của cô nàng Vương Mạn Ni.

Cô nàng Vương Mạn Ni của “30 chưa phải là hết” thu nhập 15.000 NDT một tháng. Ban đầu, cô thuê một căn hộ có giá khoảng 7.000 NDT. Về cơ bản, cô dành một nửa tiền lương cho việc thuê nhà. Cô khăng khăng thuê một căn đắt đỏ so với thu nhập như vậy vì quá yêu thích ban công. Với cô, ở trong một ngôi nhà có ban công, nhìn xuống dòng xe qua lại, đó là nơi cô có thể thả lỏng và không phải nghĩ ngợi nhiều khi đã quá mệt mỏi.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Ban công nhà Vương Mạn Ny trong “30 chưa phải là hết” thực sự là một ban công nổi tiếng. Ảnh: WEMP

Nhưng điều bạn không biết là, đó thực sự là một ban công nổi tiếng trong kiến trúc Thượng Hải.

Nguyên mẫu của kiến trúc Thượng Hải này là tòa nhà ven sông trên đường Bắc Tô Châu ở Thượng Hải. Tòa nhà được hoàn thành vào năm 1935, có diện tích khoảng 7.000 mét vuông. Đây là tòa chung cư lớn nhất Thượng Hải thời đó, được tôn xưng là “Đệ nhất chung cư Viễn Đông”. Ngoài ra còn có một bể bơi dài 15m, rộng 9m và sâu 2m trong tòa nhà.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Một bức ảnh về tòa nhà ven sông quá khứ. Ảnh: fdaily

Sau khi tòa nhà hoàn thành, tất cả các dãy phòng chủ yếu là người nước ngoài đến từ Mỹ và châu Âu, và cũng có một số ít người Trung Quốc. Trong số đó có cháu ngoại của Lý Hồng Chương (đại thần triều đình nhà Thanh) và cháu gái Hoàng Kim Vinh (một trong những ông trùm Thượng Hải). Theo lời của Lỗ Tấn, bước vào công trình kiến trúc Thượng Hải này phải là “mượn bóng của tổ tiên”, cũng tức chỉ phải là hàng “con ông cháu cha”.

Sau năm 1945, hãng phim Mỹ Columbia Pictures, MGM Pictures, Universal Pictures, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ và các công ty điện ảnh khác đều thuê căn hộ ở đây để làm nơi thường trú cho chi nhánh ở Trung Quốc.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Bên ngoài Khách sạn Hòa Bình (Tòa nhà Sassoon). Tòa nhà thuộc trường phái kiến ​​trúc Gothic của Chicago, cao 77 mét, tổng cộng 12 tầng. Trong 90 năm qua, những người nổi tiếng và chính trị gia từ khắp nơi trên thế giới đã xuất hiện ở đây, viết nên những huyền thoại với những câu chuyện tuyệt vời. Sassoon Presidential Suite trên tầng cao nhất từng là nơi người sáng lập khách sạn – Victor Sassoon sinh sống. Ảnh: guancha

Những người làm ra tòa nhà ven sông này dĩ nhiên cũng rất máu mặt. Đầu tư là E.D. Sassoon & Co., Ltd. Thiết kế là Palmer & Turner Group (P&T) (một trong những công ty kiến trúc lâu đời nhất thế giới, thiết kế ra nhiều tòa nhà mang tính bước ngoặt ở Hồng Kông, Thượng Hải và Đông Nam Á). Xây dựng là công ty Tân Thân của Trung Quốc.

Sassoon & Co., Ltd. là công ty thương mại cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Được thành lập bởi David Sassoon, người Anh, ở Mumbai, Ấn Độ, Sassoon & Co., Ltd. phát triển thành một tập đoàn khổng lồ bằng cách bán hàng dệt may Anh và *** Ấn Độ cho Trung Quốc. Con trai thứ hai, Elias David Sassoon, thành lập E.D. Sassoon & Co., Ltd.. Năm 1923, Victor Sassoon, con trai Elias, đến Thượng Hải thừa kế công việc kinh doanh của cha mình, phát triển mạnh mẽ bất động sản và thành lập doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Thượng Hải.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Tòa nhà ngân hàng Trung Quốc xây dựng năm 1937. Đây là tòa nhà duy nhất do người Trung Quốc thiết kế và xây dựng trên Bến Thượng Hải (Khu 1 Sơn Đông). Ban đầu dự định xây một tòa nhà 34 tầng, biến nó thành tòa nhà cao nhất Thượng Hải, nhưng bị chủ sở hữu của tòa nhà Sassoon bên cạnh phản đối. Vụ kiện đã kéo từ Nam Kinh đến London. Cuối cùng, Ngân hàng Trung Quốc đã từ bỏ kế hoạch ban đầu và xây dựng một tòa nhà mới thấp hơn 60cm so với đỉnh tháp Sassoon. Ảnh: Sohu

Cái tên Sassoon phủ bóng lên các khách sạn, rạp chiếu phim Thượng Hải, Khách sạn Oriental (nay là Cung điện văn hóa Công nhân), Tòa nhà Sassoon (nay là Tòa nhà phía Bắc của Khách sạn Hòa bình), Tòa nhà Hamilton (nay là Tòa nhà Phúc Châu), Căn hộ Cathay Mansion và Căn hộ Grosvenor House (Hiện nay là tòa Nam và Bắc của khách sạn Cẩm Giang/Jinjiang)… Bản thân Sassoon cũng đã xây dựng nhiều biệt thự chiếm đóng trung tâm thành phố Thượng Hải và khu vực nhượng quyền cũ của Pháp. Có thể nói, Sassoon là một trong những ông trùm Thượng Hải vào thời điểm đó.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Ban công nhà Vương Mạn Ny. Ảnh: guancha

Sau khi Thượng Hải giải phóng, E.D. Sassoon & Co., Ltd. nợ đầm đìa. Tháng 10/1958, họ đã giải quyết các khoản nợ bằng việc thanh lý tài sản, và tất cả tài sản ở Trung Quốc đại lục đã được chuyển cho Tập đoàn China Enterprise Co Ltd, và E.D. Sassoon & Co., Ltd. cũng kết thúc hoạt động tại Trung Quốc.

P&T Group cũng là một cái tên lớn. Được thành lập vào năm 1868 bởi kiến ​​trúc sư người Anh William Salway ở Hồng Kông sau đó chuyển trụ sở đến Thượng Hải. P&T Group đã thiết kế một loạt các công trình kiến ​​trúc cao cấp ở Thượng Hải. Khoảng 10 tòa nhà lớn ở Thượng Hải là của họ, chiếm gần một nửa tổng số, bao gồm Tòa nhà HSBC, Tòa nhà Hải quan, Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc và dĩ nhiên cả Tòa nhà Sassoon.

Tòa nhà “của” Vương Mạn Ny được bố trí theo hình chữ S do địa hình. Không chỉ trùng với chữ cái đầu tiên của nhà Sassoon mà còn giải quyết vấn đề thông gió và chiếu sáng ở một khu vực hẹp ở phía đông và hẹp ở phía tây. Mặt tiền dọc theo dòng sông tạo thành một sự tương phản ảo với bức tường với các cửa sổ nhỏ thông qua ban công bên trong.

Tòa nhà ven sông hiện là khu căn hộ hàng đầu được thiết kế bởi “đỉnh cấp phú nhị đại” – cách gọi của người Trung Quốc ám chỉ đời thứ hai của gia đình giàu có hàng đầu và trong tay một công ty thiết kế hàng đầu. Tuy nhiên, bên ngoài cửa sổ nhà Vương Mạn Ny, thực sự còn có một khu dân cư hàng đầu ở Thượng Hải: khu Hoa Kiều Thành Tô Hà Loan.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Hoa Kiều Thành Đô Hà Loan. Ảnh: guancha

Qua cửa sổ, bạn có thể thấy ba tòa nhà cao 150m gồm một khách sạn , một là khách sạn Bvlgari thứ tư trên thế giới và hai tòa chung cư. Ba tòa nhà cao tầng này đã lập kỷ lục đường chân trời thành phố Thượng Hải, tạo ra tòa nhà chung cư cao nhất ở phố tây. Có tin nói rằng diễn viên nổi tiếng Huỳnh Hiểu Minh và biên kịch/đạo diễn Quách Kính Minh đều ở đây. Ngày nay, khi đất ở Thượng Hải bị nghiêm cấm bán làm biệt thự, các biệt thự quanh sông Tô Châu thực sự là một “kỳ tích”.

du lịch Thượng Hải, du lịch Trung Quốc, 30 chưa phải là hết, kiến trúc Thượng Hải, kiến trúc Thượng Hải, Thượng Hải, 30 chưa phải là hết, Vương Mạn Ni
Cảnh trong phim “30 chưa phải là hết”. Khu được đóng khung cũng là một khu cực kỳ khủng ở Thượng Hải. Ảnh: Yeyyi

Khu Hoa Kiều Thành Tô Hà Loan thực sự là “tấc đất tấc vàng” ở thành phố Thượng Hải, với giá sàn 52.783 NDT/m2. Đó không phải là giá cao nếu xét giá thuê được công bố hiện nay ở nhiều tòa khác, nhưng lưu ý đây là mức giá từ 10 năm trước và giá mới chưa được tiết lộ.

Nếu là một tín đồ của “30 chưa phải là hết” thì hãy đi du lịch Thượng Hải một lần để chiêm ngưỡng các nhân vật mình yêu thích đã sống ở trong một kiến trúc Thượng Hải như thế nào.

Phong Sa

Đăng bởi: Ánh Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก