Trekking

Kinh nghiệm và lịch trình trekking Tà Chì Nhù 2 ngày 1 đêm chi tiết

Nếu bạn đang cần tìm một địa điểm trekking vừa đủ hiểm trở để thử thách đôi chân nhưng cũng vừa đủ đường đi để bản thân có thể chinh phục trong khoảng thời gian nhất định, thì Tà Chì Nhù chính là một điểm đến như thế. Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và lịch trình trekking Tà Chì Nhù 2 ngày 1 đêm chi tiết nhất!

Tà Chì Nhù ở đâu?

Nếu bạn còn thắc mắc Tà Chì Nhù ở đâu thì ngọn núi này nằm ở địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tà Chì Nhù ngoài tên gọi thường thấy ra còn có cái tên là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Bạn đừng nhầm lẫn núi Tà Chì Nhù với Pú Luông nằm ngay cạnh đó. Hai ngọn núi này đều nằm trong top 10 đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam với Pú Luông 2985m và Tà Chì Nhù 2979m. Như vậy thì bạn đã có thể giải đáp câu hỏi Tà Chì Nhà cao bao nhiêu mét rồi. Với độ cao nằm ở 2979m so với mực nước biển, đây được coi là đỉnh núi cao thứ 7 tại Việt Nam, nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn.

Cách di chuyển đến Tà Chì Nhù

Nếu có ai đó hỏi bạn Yên Bái có gì, bạn hoàn toàn có thể trả lời là Tà Chì Nhù, bên cạnh những địa điểm nổi tiếng khác như Tà Xùa, núi Pú Luông (núi Phú Lương). Để di chuyển đến Tà Chì Nhù cũng có nhiều cách, bạn có thể chọn phương tiện di chuyển phù hợp với mình nhất.

Về phương tiện công cộng, bạn có thể bắt xe khách đi Nghĩa Lộ – Trạm Tấu từ bến xe Mỹ Đình. Các bạn cũng có thể lựa chọn xe giường nằm xuất phát từ Hà Nội để tiết kiệm thời gian cũng như thuê nhà nghỉ đêm đầu tiên tại Yên Bái.

Tiếp theo, từ Trạm Tấu bạn phải di chuyển đến Mỏ Chì, quãng đường này khoảng 15km. Nếu bạn đi xe khách thì xuống đây cần bắt xe ôm để vào được Mỏ Chì. Xe ô tô cũng khá khó khăn khi muốn vào tận Mỏ Chì vì đường đi khá xấu, không bằng phẳng. Vì vậy, xe máy số là lựa chọn thích hợp nhất. Mỏ Chì chính là điểm xuất phát để bạn chinh phục Tà Chì Nhù Yên Bái.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Nên đi Tà Chì Nhù vào thời điểm nào?

Vậy thì leo núi Tà Chì Nhù vào thời điểm nào là thích hợp và an toàn nhất. Như các bạn cũng đã biết thì núi nằm ở độ cao gần 3000m so với mực nước biển, do đó cái lạnh rét buốt là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt khi cắm trại qua đêm tại Tà Chì Nhù, bạn cần chuẩn bị áo ấm, chăn lạnh, miếng dán giữ nhiệt để bảo vệ cơ thể.

Thời điểm lý tưởng để leo núi Tà Chì Nhù là từ tháng 11 đến tháng 3. Thời điểm này, Tây Bắc đã bước qua mùa mưa nên khí hậu khô ráo, dễ dàng cho việc leo núi hơn. Trekking Tà Chì Nhù vào mùa này, bạn sẽ tránh được những cơn mưa bất chợt làm đường trơn trượt, có cơ hội để săn mây trên đỉnh núi.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Đặc biệt, ở Tà Chì Nhù mùa hoa đỗ quyên nở sẽ rơi vào khoảng tháng giêng và tháng 2 của năm. Nếu muốn có nhiều bức hình đẹp về thiên nhiên có 1 không 2 ở Tà Chì Nhù thì bạn hãy đến vào thời điểm này nhé.

Bên cạnh đó, lời khuyên là bạn không nên đi Tà Chì Nhù, núi Pusilung Lai Châu hay chinh phục bất cứ đỉnh núi nào ở vùng Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 10. Bởi lẽ lúc này, thời tiết đang vào mùa mưa, đường rất dễ trơn trượt, không an toàn, sẽ khiến bạn mất nhiều sức trong quá trình trekking.

Đánh giá độ khó cung đường leo Tà Chì Nhù

Cũng giống như núi Putaleng Lai Châu, đỉnh Tả Chì Nhù sở hữu cung đường hiểm trở, khó khăn đối với những người leo núi. Địa hình của ngọn núi này khá phức tạp với nhiều con dốc cao, có một số chỗ dựng đứng khiến cho hành trình leo núi lên Tà Chì Nhù gặp khó khăn.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Tổng quãng đường leo từ chân núi lên đỉnh sẽ là khoảng 18km, tất nhiên với địa hình hiểm trở thì thời gian leo sẽ kéo dài. Thông thường, các bạn sẽ bắt đầu từ mỏ chì, nơi có độ cao 1200m lên đến lán nghỉ 2400m trong một ngày với độ dài quãng đường là 6km. Ngày hôm sau từ lán nghỉ leo lến đỉnh núi 2979m thêm khoảng 3km nữa.

Để đánh giá về Tà Chì Nhù mountain thì nơi này tuy địa hình phức tạp nhưng chỉ có một đường mòn lên đỉnh núi. Do đó, không có quá nhiều ngã rẽ khiến bạn đi lạc. Nhưng nói chung, cứ bám theo người chỉ dẫn, không dừng đỗ hay quẹo linh tinh để có thể hoàn thành đúng giờ hành trình của mình.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Không dễ dàng là thế nhưng phượt Tà Chì Nhù đang là một hoạt động được nhiều người yêu thích khi đến leo núi ở Yên Bái. Chính những khó khăn, thử thách của cung đường này đã kích thích những tấm lòng dũng cam, gan dạ lên đường khám phá thiên nhiên và chinh phục chính bản thân mình.

Lịch trình trekking Tà Chì Nhù chi tiết nhất (2 ngày 1 đêm)

Tà Chì Nhù là một điểm trekking được đánh giá khó, do đó bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh những điều không hay xảy ra. Theo kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù của mình thì bạn nên thuê porter chỉ dẫn chứ không nên mạo hiểm đi tự túc. Dù Tà Chì Nhù không có nhiều ngã rẽ nhưng địa hình lại nhiều dốc, hiểm trở cũng cần bạn lưu ý.

Nếu xuất phát từ Hà Nội thì chuyến đi của bạn sẽ bắt đầu từ 17h chiều là hợp lý nhất. Bạn vừa đủ thời gian đến Yên Bái, ăn uống nghỉ ngơi lấy sức cho hành trình trekking Tà Chì Nhù khá khó khăn vào ngày hôm sau. Hoặc nếu như bạn tự tin với sức khỏe của mình thì có thể lựa chọn xe đêm giường nằm, sáng sớm đến Yên Bái và bắt đầu leo núi.

Khoảng 17h chiều, bạn lên xe di chuyển từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Yên Bái. Đến 18h30 phút tối, xe dừng chân tại bến Yên Bái. Lúc này, bạn tiếp tục bắt xe khách tuyến thành phố Yên Bái – Trạm Tấu.

Đến 22h, cả đoàn có mặt tại Trạm Tấu, ở lại nhà sàn homestay để nghỉ ngơi. Nếu bạn đi tour thì hầu hết công ty nào cũng sắp xếp chỗ nghỉ qua đêm cho bạn, chuẩn bị cho chuyến leo núi Tà Chí Nhù Trạm Tấu Yên Bái.

Ngày 1: Trạm Tấu – Mỏ Chì – điểm cắm trại 2400m

Ngày đầu tiên trong hành trình chinh phục Tà Chì Nhù, mình thức dậy lúc 6h sáng, ăn sáng và chuẩn bị đồ đạc thật kỹ lưỡng.

Khoảng 7h sáng, cả đoàn lên xe di chuyển đến Mỏ Chì, nơi xuất phát tại độ cao 1200m.

8h30p sáng, bọn mình di chuyển từ cổng Mỏ Chì vào, trước mắt là 1km đi bộ nhẹ nhàng trong mỏ trước khi đến với những con dốc khó khăn đầu tiên.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Đến khoảng 12h trưa, cả đoàn sẽ tìm một chỗ bằng phẳng, mát mẻ để nghỉ ăn trưa. Dù chưa đi được nửa đường nhưng xung quanh đã rất nhiều vách đá và có thể thấy mây mù bay. Bọn mình trải thảm và ăn đồ khô đã chuẩn bị sẵn, sau đó nằm nghỉ một lúc để lấy sức.

13h chiều, cả đoàn lại tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.

Đến khoảng 17h30 phút, bọn mình đặt chân đến điểm hạ trại đầu tiên ở độ cao 2400m so với mực nước biển. Chúng mình cảm thấy thật vui vì đã hoàn thành những thử thách của ngày thứ nhất. Bây giờ là thời gian để nghỉ ngơi và chill, dựng trại xong xuôi cả nhóm mang đồ ăn ra nấu nướng.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Một bếp lửa nho nhỏ giữa núi rừng hùng vĩ càng làm mọi người gắn kết với nhau hơn. Ăn uống no nê xong là khoảng 19h, cả nhóm tại tiếp tục ngồi quây quần bên nhau kể đủ chuyện trên đời thật vui vẻ. 21h, đứa nào cũng thấm mệt nên chui vào lều ngủ sớm để mai đón bình minh trên núi Tà Chì Nhù.

Ngày 2: Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù 2979m

Ngày thứ hai, bọn mình thức dậy lúc 5h sáng để đón bình minh và săn mây. Ấy thế mà ông mặt trời để gần lên đến đỉnh đầu, hóa ra nếu muốn ngắm mặt trời mọc thì bạn phải dậy lúc 4h sáng hoặc sớm hơn nữa. Tuy vậy, mây mù buổi sáng thật đẹp đã an ủi tâm hồn chúng mình.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Sau khi ăn sáng xong xuôi, khoảng 7h sáng, cả đoàn tiếp tục leo với mục tiêu là đỉnh Tà Chí Nhù Yên Bái.

Đến 9h sáng, sau rất nhiều thử thách, chúng mình đã đặt chân đến đỉnh núi cao 2979m, nơi có cột mốc ghi dấu tha hồ chụp ảnh. Đứng từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống, xung quanh toàn là núi cao hùng vĩ, biển mây Tà Chì Nhù trắng xóa tựa như chốn thần tiên.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Tại đây, chúng mình sẽ ăn trưa sớm để kịp 2 ngày tại Yên Bái, trở về Hà Nội. Nói là ăn trưa nhưng dọc đường đi, nếu có đói thì mọi người cũng sẽ mang đồ ăn khô ra để nạp năng lượng.

Ăn xong là 11h trưa, cả đoàn xuống núi.

leo núi, trekking, yên bái
Nguồn: internet

Đến khoảng 17h chiều, bọn mình đã về đến Mỏ Chì, điểm xuất phát ban đầu để lên xe trở về Trạm Tấu. Khi đến đây, bạn có thể ghé qua khu suối nước nóng Trạm Tấu trước khi trở lại Hà Nội.

Như vậy thì trên đây, mình đã chia sẻ với các bạn kinh nghiệm trekking, cắm trại núi Tà Chì Nhù – đỉnh núi cao thứ 7 Việt Nam một cách chi tiết và đầy đủ. Hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù 2979m dù có khó khăn, thử thách nhưng đó sẽ là những trải nghiệm đáng quý mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác.

Xem thêm: Kinh nghiệm leo núi, trekking Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm chi tiết

Đăng bởi: Việt Hoàng

Từ khoá: Kinh nghiệm và lịch trình trekking Tà Chì Nhù 2 ngày 1 đêm chi tiết

YOLO! Khám phá các huyện ở Yên Bái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก