Thế Giới

Vì sao đậu đỏ lại gắn liền với ngày Thất Tịch?

Người Trung Quốc quan niệm rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch, người có tình thì tình thêm bền chặt, người chưa có sẽ sớm nên duyên.

Trung Quốc, ngày lãng mạn nhất trong năm là ngày Thất tịch, rơi vào 7/7 âm lịch hàng năm, được gọi là ngày lễ tình nhân của Trung Quốc và ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á khác.

du lịch Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, Thất Tịch, đậu đỏ, Thất Tịch, đậu đỏ
Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm chỉ có thể gặp nhau một lần vào ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch. Ảnh: YouTube

Ngày Thất Tịch ra đời dựa trên sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ – con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người nên duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được hai người con, một trai một gái.

Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa cõi phàm-tiên. Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang đã đồng ý cho hai vợ chồng mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày Thất Tịch, trên cây cầu Hỉ Thước được dệt bởi một đàn chim trời.

Bởi vậy, ngày Thất Tịch trở thành ngày biểu tượng cho tình yêu đôi lứa ở một số quốc gia châu Á như Nhật Bản (ngày Tanabata), Việt Nam (ngày ông Ngâu bà Ngâu).

du lịch Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, Thất Tịch, đậu đỏ, Thất Tịch, đậu đỏ
Dù chocolate ngày càng phổ biến, đậu đỏ vẫn là biểu tượng của ngày Thất Tịch, biểu tượng của tình yêu ở Trung Quốc. Ảnh: deliciousnotgorgeous

Trong khi chocolate đang trở thành một món quà ngày càng phổ biến trong ngày Thất Tịch do ảnh hưởng của phương Tây, thì đậu đỏ, được nhà thơ nổi tiếng đời Đường Vương Duy gọi là “đậu chữa bệnh”, vẫn được coi là như một biểu tượng của tình yêu trong văn hóa Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, tình yêu của một hoàng tử và một ni cô đã không thể vượt qua hàng rào phong kiến. Sau khi cô gái chết vì thất tình, hoàng tử trồng hai cây đậu đỏ ở nơi cô sống như một biểu tượng cho tình yêu của mình.

du lịch Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, Thất Tịch, đậu đỏ, Thất Tịch, đậu đỏ
Đậu đỏ có thể nấu thành chè, súp, canh… Ảnh: pressurecookrecipes

Dân gian còn tương truyền rằng, những ai độc thân hay chưa có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch để cầu nhân duyên, sớm gặp ý trung nhân.

Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.

du lịch Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, Thất Tịch, đậu đỏ, Thất Tịch, đậu đỏ
Chè đậu đỏ là phổ biến nhất. Bạn có thể thêm vô số topping, thêm thạch, thêm ít đá hoặc ăn nóng, vậy là có một món ăn vặt tuyệt vời. Ảnh: @wynniechan

Chè đậu đỏ là một món ăn nổi bật ở Trung Quốc trong ngày Thất Tịch. Theo truyền thống thì được làm từ đậu đỏ, đường và nước, đôi khi có thể thêm hạt sen, vỏ quýt hoặc cam. Nước chè không được quá ngọt, mà phải là vị ngọt thanh nhẹ nhàng mới đúng chuẩn.

du lịch Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, Thất Tịch, đậu đỏ, Thất Tịch, đậu đỏ
Nhiều chị em mua đậu đỏ trong ngày Thất Tịch với mong muốn “thoát ế”. Ảnh: Kiến Thức

Chè đậu đỏ có thể dùng nóng vào mùa đông hoặc ăn mát vào mùa hè. Chà là, cao lương, nhãn và nước cốt dừa đều có thể thêm vào, ăn rất ngon.

Minh Linh

Đăng bởi: Hường Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก